Tiềm năng, xu hướng ứng dụng công nghệ IoT/AI cuộc chuyển đổi số kép Xanh - Số

24/12/2024 - 62
Trong thời đại kinh tế số, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) đã trở thành hai công nghệ chủ lực trong việc định hình tương lai của nền kinh tế và xã hội. Vì vậy, trong cuộc chuyển đổi số kép Xanh - Số này, các doanh nghiệp Việt Nam càng phải tăng cường áp dụng các giải pháp linh hoạt từ khâu quản lý đến công nghệ sản xuất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng thế giới.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

    Chiều 23/12, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo “Tiềm năng, xu hướng ứng dụng công nghệ IoT/AI trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam” trong khuôn khổ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 (đợt 1).

    Thời gian qua, mặc dù có những phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, nhưng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn có một khoảng cách khá lớn so với các doanh nghiệp FDI. Do đó, để nâng cao năng lực đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng thế giới, các doanh nghiệp càng phải tăng cường áp dụng các giải pháp linh hoạt trong quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy sáng kiến, đổi mới mô hình kinh doanh để bảo đảm kinh doanh liên tục, nâng cao năng suất lao động, tuân thủ các tiêu chuẩn hơn nữa.

    Quang cảnh buổi Hội thảo

    Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Linh, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong thời đại kinh tế số, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) đã trở thành hai công nghệ chủ lực trong việc định hình tương lai của nền kinh tế và xã hội. Đây là những công nghệ lõi, công nghệ nền tảng, làm tác nhân chính của cuộc cách mạng chuyển đổi số. AI và IoT nổi bật ở khả năng tạo ra giá trị từ dữ liệu, khi kết hợp, không chỉ tăng cường khả năng tự động hóa mà còn thúc đẩy các sáng tạo mới, tăng hiệu suất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng.

    Việc tổ chức hội thảo nhằm giới thiệu tiềm năng, xu hướng ứng dụng công nghệ IoT/AI trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam để các doanh nghiệp nắm bắt, triển khai các hoạt động phát triển nhà máy, nâng cao năng lực sản xuất, tham gia, trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế.

    Chia sẻ về ứng dụng AI để tối ưu vận hành, nâng cao hiệu suất trong ngành công nghiệp phụ trợ, đại diện của Techvify Software - công ty chuyên tư vấn các giải pháp và triển khai dịch vụ chuyển đổi số cho biết, AI có thể được ứng dụng trong nhận diện khuôn mặt; tăng cường bảo mật; đơn giản hóa quy trình xác thực và bảo đảm tuân thủ, nâng cao hiệu quả trong khu công nghiệp và kho bãi.

    Theo dõi tuân thủ bằng AI giúp tự động hóa việc giám sát các quy định và tiêu chuẩn an toàn, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả bằng cách phân tích dữ liệu theo thời gian thực. AI cải thiện quản lý hàng tồn kho bằng cách tự động hóa việc kiểm đếm và theo dõi, điều hướng kệ hiệu quả, và tối ưu hóa không gian lưu trữ.

    Tại hội thảo, các đại biểu cũng tập trung trao đổi về một số chủ đề như: vai trò và ứng dụng các giải pháp AIoT trong cuộc chuyển đổi số kép Xanh - Số; nâng tầm doanh nghiệp điện tử Việt Nam dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu; chính sách phát triển dữ liệu đổi mới công nghệ nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững; công nghệ 5G - hạ tầng số cốt lõi cho sản xuất công nghiệp.

    Theo Moitruong.net.vn



    Bài viết cùng danh mục
    Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bắt đầu từ đâu

    Công nghệ ngày nay đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Do đó, không chỉ các doanh nghiệp lớn mà chính phủ cũng đã cố gắng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số để bắt kịp với xu hướng của thời đại này. Tuy nhiên, chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lại khó khăn hơn nhiều bởi nhiều vấn đề như tài chính, kiến thức, công nghệ,…

    Xem thêm
    Vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số doanh nghiệp

    Không phải bất kỳ người lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng đủ kiến thức nền tảng về công nghệ để đảm bảo rằng quá trình chuyển đổi số diễn ra thành công.

    Xem thêm
    Trình Quốc hội Luật về quản lý tài sản mã hóa

    Sáng 23/11, Chính phủ trình Quốc hội Luật Công nghiệp công nghệ số, trong đó có một chương quy định về tài sản số, tài sản mã hóa.

    Xem thêm
    Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

    Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững.

    Xem thêm
    Thương mại điện tử trở thành xu hướng tất yếu

    Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đã trở thành động lực cho thương mại điện tử của thế giới cũng như Việt Nam trở nên ngày càng phát triển.

    Xem thêm
    Công nghệ Blockchain là gì?

    Công nghệ Blockchain – một công nghệ mới đang nổi trội và được đánh giá cao với sự xuất hiện của đa dạng ứng dụng, trong đó phải kể đến tiền ảo Bitcoin

    Xem thêm
    Company
    ĐẶNG NGỌC ANH VỚI
    DOANH NGHIỆP VÀ DỰ ÁN CỦA TÔI
    Cộng đồng doanh nhân Vceo Vico Group Khonhadat NFC CARD Học viện doanh nhân Vceo VICODO Dangngocanh Hội Phụ Nữ VN Sàn TMĐT VICO Áo dài VCEO

    DANG NGOC ANH
    dna

    “Đặng Ngọc Anh được nhiều người biết đến là nữ doanh nhân trẻ tiên phong khởi nghiệp từ năm 21 tuổi. Sáng lập ra công ty VICO năm 2007, là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực thiết kế phần mềm đa nền tảng tại Việt Nam. Đi lên từ chuyên môn trong lĩnh vực lập trình và phát triển phần mềm ứng dụng.”

    © Copyright by dangngocanh.vn. All rights reserved. Designed by Vicogroup.vn