Sự tử tế - 3 chữ chứa đựng triết lý kinh doanh ngàn đời của người Nhật

19/12/2021 - 1481
“Sự tử tế” – chỉ 3 từ ngắn gọn nhưng đấy là bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp Nhật khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

    Sự tử tế chính là con đường thành công của một doanh nhân chân chính

    Ishida Baigan (1685 - 1744) là thương nhân tiêu biểu của Kyoto. Ông đã từ một chủ tiệm nhỏ trở thành nhà tư tưởng kinh tế và truyền bá rộng rãi tư tưởng “Lao động dựa trên cốt lõi của sự tử tế”.

    Ishida Baigan là ông tổ của “Tâm học Thạch Môn” nghĩa là học về cái tâm, đồng thời ông cũng chính là người đưa ra thuyết Đinh nhân đạo – đạo của thị dân. Trong thuyết này, kinh doanh là con đường để mọi người lao động tu dưỡng tinh thần và hoàn thiện bản thân.

    Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh rằng “Con đường của một thương nhân chân chính nằm ở lòng thành làm nên những sản phẩm vừa tốt vừa rẻ”.

    Trong Đinh nhân đạo, đạo của người kinh doanh được thể hiện thành 3 đức là tiết kiệm trong việc sử dụng tài nguyên quốc gia, tiết kiệm trong việc chi tiêu cho bản thân và cần cù sáng tạo. Ngoài ra, còn thể hiện trong 2 nghĩa là Chính trong kinh doanh sản xuất và Trực trong giao dịch thương mại. Còn về mặt luân lý người kinh doanh nên tránh tửu, sắc, cờ bạc để dành thời gian và tiền bạc cho việc sáng tạo, kinh doanh.

    Inamori Kazuo – Nhà sáng lập hãng điện tử khổng lồ Kyocera, hãng điện thoại KDDI và nguyên là Chủ tịch Japan Airlines. Trong cuốn sách của mình, ông cho biết trong kinh doanh ông hoàn toàn tuân theo triết lý kinh doanh của Saigo Takamori - “Samurai chân chính cuối cùng”. Theo đó, ông phủ định tuyệt đối lợi ích cá nhân và cho rằng nếu mọi người dẹp bớt lòng tham của mình, chấp nhận một chút tổn thất hay dũng cảm nhường một chút lợi ích của mình cho người khác thì mọi việc ắt suôn sẻ, trôi chảy. Chỉ cần thay đổi từ “vị kỷ” chỉ biết sống cho mình, sang “vị tha” sống vì người khác, vì nhân viên, vì xã hội thì mọi việc sẽ tốt đẹp. Nếu làm kinh doanh mà không có tấm lòng trắc ẩn, sự tử tế trong hành xử chắc chắn là công việc, thậm chí là đời sống khó được thuận lợi.

    Sự tử tế chính là lẽ phải trong mọi hoàn cảnh

    Có một nữ du học sinh cần thực hiện giao dịch chuyển khoản ngân hàng nhưng lại không rành thao tác trên máy ATM nên đã chấp nhận chuyển tiền tại quầy. Và đương nhiên, việc chuyển khoản tại quầy sẽ mất phí cao hơn vì cần tới thao tác của nhân viên.

    Thế nhưng, điều kỳ lạ là giao dịch viên ngân hàng năm lần bảy lượt giải thích với bạn rằng làm như thế sẽ không có lợi cho cô gái, thậm chí đề nghị cô làm thêm thẻ ngân hàng để được chuyển khoản miễn phí. Nữ du học sinh vì sợ làm phiền nên đã một mực xin làm tại quầy và chấp nhận cước phí cao. Sau một hồi thuyết phục không được, giao dịch viên đứng dậy rời khỏi quầy và dẫn cô gái đến tận máy ATM và thực hiện giúp các bước trừ việc nhập mật khẩu.

    Đó chính là sự tử tế trong kinh doanh ở Nhật Bản khiến nhiều người ngỡ ngàng. Trong lý thuyết kinh doanh của người Nhật, một khi bạn muốn điều tốt cho khách hàng thì bạn phải giúp học hiện thực hóa được điều đó.

    Sự quan tâm chân thành, tử tế không phải chỉ ở việc thông tin đúng sự thật mà là ở việc khiến họ đạt được lợi ích thiết thân bất chấp việc họ chưa nhận thức ra được điều đó. Giống như một người mẹ luôn làm những điều tốt nhất cho con dù đứa con cảm thấy điều đó là chưa cần thiết. Khi trở thành khách hàng của người Nhật, bạn cũng sẽ tìm thấy cảm giác ấm áp của sự tử tế, yêu thương đó.

    Trong kinh doanh, người Nhật luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết. Đó không chỉ là khẩu hiệu mà đó là nhận thức từ trong mỗi người Nhật khi làm dịch vụ, kinh doanh,… Từ nhận thức đó, họ sẽ hành động mà không cần phải bị quản lý hay ông chủ yêu cầu.

    Dù là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sự tử tế luôn là lẽ phải. Tử tế với người khác không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác mà còn giúp đem lại phước báo, phúc lành cho bản thân.

    Kinh doanh dựa trên sự tử tế, dựa trên pháp lý vĩ đại chính là con đường ngắn nhất để đi tới thành công bền vững như người Nhật.

    Nguồn: Internet



    Bài viết cùng danh mục
    Tố chất của một doanh nhân thành đạt

    Hình ảnh của một số vị doanh nhân nổi tiếng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông không còn quá xa lạ. Đây đều là những người thành đạt trong sự nghiệp và có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội. Vậy doanh nhân là gì? Tố chất để trở thành một doanh nhân thành đạt bao gồm những gì? Hãy cùng Dangngocanh.vn tìm hiểu qua nội dung bài viết sau nhé.

    Xem thêm
    Doanh nhân là gì? Làm sao để trở thành một doanh nhân thành đạt?

    Hình ảnh doanh nhân thường gắn với sự thành công, giàu có và chỉn chu, nhưng không phải ai cũng hiểu thực sự doanh nhân là gì cũng như những thách thức và khó khăn khi trở thành một chủ doanh nghiệp. Để trở thành một doanh nhân thành đạt, vận hành một công ty thành công đòi hỏi những “businessman” phải đánh đổi rất nhiều công sức và đôi khi cả sức khỏe và cuộc sống cá nhân. Hãy cùng Dangngocanh.vn tìm hiểu về doanh nhân – những người chủ doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

    Xem thêm
    16 điều tuyệt vời khi trở thành doanh nhân

    Tự kinh doanh sẽ giúp bạn làm chủ tài chính, thoải mái về thời gian, không lo bị sa thải, luôn có những trải nghiệm mới mẻ và đảm bảo được tương lai cho con cái.

    Xem thêm
    10 Cách để trở thành doanh nhân thành đạt

    Muốn trở thành một doanh nhân thành đạt, đứng được trên đôi chân của mình cần phải có lòng can đảm, sự cương quyết và khả năng nhìn xa trông rộng. Không có một công thức nào cho thành công, tuy nhiên hầu hết các doanh nhân thành đạt đều đồng ý với 10 đặc tính sau đây:

    Xem thêm
    8 Phẩm chất của một doanh nhân khởi nghiệp thành công

    Như mọi nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều biết, khởi nghiệp có thể là một con đường đầy thử thách đòi hỏi một số bộ kỹ năng khác nhau. Cho dù bạn mới bắt đầu với công ty của riêng mình hay đang tìm cách cải thiện bản thân và công việc kinh doanh của mình, thì theo kinh nghiệm của tôi, có một số đặc điểm hoặc phẩm chất mà doanh nhân khởi nghiệp cần phải có để thành công.

    Xem thêm
    Doanh nhân tâm sự ngày của mình: Xin đừng "ghét" người giàu...

    "Đừng thấy doanh nhân là nghĩ người giàu rồi "không ưa" họ. Nhiều lúc khiến doanh nhân muốn cống hiến cũng nản", một doanh nhân chia sẻ tâm tư trong ngày Doanh nhân 13/10.

    Xem thêm
    Company
    ĐẶNG NGỌC ANH VỚI
    DOANH NGHIỆP VÀ DỰ ÁN CỦA TÔI
    Cộng đồng doanh nhân Vceo Vico Group Khonhadat NFC CARD Học viện doanh nhân Vceo VICODO Dangngocanh Hội Phụ Nữ VN Sàn TMĐT VICO Áo dài VCEO

    DANG NGOC ANH
    dna

    “Đặng Ngọc Anh được nhiều người biết đến là nữ doanh nhân trẻ tiên phong khởi nghiệp từ năm 21 tuổi. Sáng lập ra công ty VICO năm 2007, là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực thiết kế phần mềm đa nền tảng tại Việt Nam. Đi lên từ chuyên môn trong lĩnh vực lập trình và phát triển phần mềm ứng dụng.”

    © Copyright by dangngocanh.vn. All rights reserved. Designed by Vicogroup.vn