So sánh công nghệ AON và PON

31/05/2021 - 585
Nắm rõ khái niệm và những ưu khuyết điểm của cả hai công nghệ PON và AON bạn biết được mình nên lựa chọn sản phẩm nào để đáp ứng cao nhu cầu sử dụng.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

    Công nghệ AON

    AON (Active Optical Network) gọi là mạng cáp quang chủ động. Công nghệ AON là một trong những loại công nghệ viễn thông tân tiến nhất hiện nay. Nhưng ngoài các nhân viên công nghệ, rất ít người dùng nắm rõ khái niệm AON là gì?

    Theo các chuyên gia tin học, AON là loại công nghệ truyền dẫn băng thông lớn. Sản phẩm có tốc độ truyền tải nhanh và có tính ổn định cao. AON mang cấu trúc point to point hay còn gọi là điểm truy cập điểm. Đây là mạng cáp quang chủ động có đường truyền dẫn trực tiếp đến người dùng.

    Thực tế cho thấy, công nghệ mạng hiện đại sở hữu các ưu điểm và khuyết điểm sau đây:

    Băng thông

    • Băng thông trên mỗi thuê bao sử dụng công nghệ AON đạt từ 100Mbps đến 1Gpbs. Đây là tốc độ băng thông trung bình mà công nghệ có thể đem đến cho người sử dụng.

    • Để tăng băng thông tạm thời cho thuê bao như trường hợp cần sao lưu dự phòng máy chủ, bạn chỉ cần tiến hành các thao tác đơn giản. Bởi khi này đường truyền dẫn mạng cáp quang sẽ được cung cấp trực tiếp đến nơi người dùng có nhu cầu sử dụng.

    Thời gian xác định lỗi

    • Thời gian xác định lỗi thường rất nhanh và người dùng không cần chờ đợi quá lâu để biết được lỗi mạng là gì.

    • Số thuê bao bị ảnh hưởng khi có lỗi phát sinh trong hệ thống mạng AON thường rất ít. Điều này giúp người dùng giảm thiểu các thiệt hại.

    Khả năng bị nghe lén

    Một trong những vấn đề được người dùng quan tâm khi tìm hiểu về công nghệ AON là gì chính là khả năng nghe lén của sản phẩm. Không làm người dùng thất vọng, công nghệ AON hạn chế khả năng nghe lén đến mức tối ưu. Vì vậy nguy cơ bị nghe lén khi sử dụng công nghệ trong đường truyền dẫn mạng là rất thấp.

    Độ tin cậy

    Độ tin cậy của công nghệ AON được xác định dựa trên đường truyền cáp đến thuê bao. Theo đánh giá của nhiều người dùng, độ tin cậy dành cho công nghệ là rất cao. Nhưng yếu tố này có sự thay đổi tùy thuộc vào mô hình mà khách hàng lựa chọn kết nối là dual-homing, vòng tròn hay 2 kết nối.

    Chi phí

    • Chi phí triển khai: Thực tế cho thấy chi phí triển khai công nghệ AON cho mỗi thuê bao là khá cao. Bởi mỗi một thuê bao cần sử dụng sợi quang riêng. Đây cũng là một trong những khuyết điểm của loại công nghệ này.

    • Chi phí vận hành: Tương tự như chi phí triển khai, chi phí vận hành công nghệ trên thuê bao cũng tốn khá nhiều tiền. Lý do là vì thiết bị Access Note có kích thước khá lớn và cần được cấp nguồn. Bên cạnh đó không gian hoạt động mà cáp cần cũng khá lớn.

    • Chi phí nâng cấp: So với hai loại chi phí kể trên, chi phí nâng cấp của AON thấp hơn rất nhiều. Bởi công nghệ có cấu trúc Point to Point nên việc nâng cấp băng thông được thực hiện rất đơn giản.

    Công nghệ PON

    Ngoài công nghệ AON, ta còn có công nghệ mạng PON ((Passive Optical Network)  hay GPON (Gigabit Passive Optical Network). Vậy GPON là gì? Đây là công nghệ mạng quang thụ động. Loại công nghệ này được thiết kế theo tiêu chuẩn PON.

    Được biết PON là mô hình kết nối mạng có cấu trúc điểm đa điểm. Để thiết lập kết nối giữa nhà mạng với khách hàng sử dụng mạng, người ta sẽ sử dụng bộ chia tín hiệu quang thụ động cho thiết bị kết nối. So với công nghệ AON, PON tạo nên sự khác biệt bởi những đặc điểm như sau:

    Băng thông

    • Băng thông trên mỗi thuê bao của công nghệ PON có sự vượt trội hơn so với AON. Cụ thể hơn, băng thông của PON đạt đến 2.5Gbps/1.25Gbps. Đây là tốc độ đạt được khi thiết bị không sử dụng Splitter và mạng được triển khai theo mô hình điểm - điểm.

    • Tăng băng thông tạm thời cho thuê bao sử dụng công nghệ PON thường phức tạp hơn so với công nghệ AON. Do đó người thực hiện cần phải có sự hiểu biết chi tiết để tiến hành chính xác.

    Thời gian xác định lỗi

    • Thời gian xác định lỗi của PON thường chậm hơn so với AON. Cho nên người dùng thuê bao phải chờ đợi khoảng thời gian lâu hơn để tìm kiếm lỗi phát sinh.

    • Số thuê bao bị ảnh hưởng khi mạng PON bị lỗi cũng nhiều hơn so với AON. Lý do là vì thời gian xác định lỗi thường khá dài.

    Khả năng bị nghe lén

    Khi mọi người tìm hiểu ưu khuyết điểm của PON là gì, khả năng bị nghe lén là vấn đề nhận được sự quan tâm cao. Thực tế cho thấy khả năng bị nghe lén của những số thuê bao sử dụng công nghệ PON là rất lớn. Vì vậy đây được xem là một khuyết điểm của công nghệ thông minh.

    Độ tin cậy

    Độ tin cậy của đường cáp đến thuê bao sử dụng PON khá thấp. Vì khi này đường truyền mạng không có phương án 2 để kết nối trên một PON.

    Chi phí

    • Chi phí triển khai: Việc triển khai mạng PON có thể sử dụng một sợi quang từ OLT để chia sẻ cho nhiều thuê bao. Quá trình này được thực hiện thông qua bộ chia thụ động. Chi phí triển khai hệ thống mạng PON cũng vì thế mà khá thấp.

    • Chi phí vận hành: Do các OLT có kích thưởng nhỏ và bộ quang thụ động cũng không cần được cấp nguồn, nên chi phí vận hành PON khá thấp. Theo đó chỉ cần khoảng không gian của một tụ rack, hệ thống mạng PON có thể phục vụ cho khoảng 8000 thuê bao.

    • Chi phí nâng cấp: Xét về chi phí nâng cấp PON, con số này thường cao hơn so với công nghệ AON. Nguyên nhân là vì toàn bộ thuê bao bên trong dây PON phải được nâng cấp đồng thời.

    Bảng tóm tắt So sánh công nghệ AON và PON

    Để có được cái nhìn tóm lược nhất nhưng chi tiết nhất, bạn có thể căn cứ vào bảng so sánh công nghệ AON và PON dưới đây:

    Công nghệ

    AON

    PON

    Băng thông trên mỗi thuê bao

    100Mbps – 1Gbps

    2,5Gbps/1,25Gbps nếu không dùng splitter, triển khai theo mô hình điểm – điểm, tuy nhiên thường chia thành 1:32 (78Mbps) hay 1:64 (39Mbps).

    Tăng băng thông tạm thời cho thuê bao
    (cần sao lưu dự phòng máy chủ, chẳng hạn)

    Đơn giản

    Phức tạp

    Số thuê bao bị ảnh hưởng khi có lỗi

    ít

    Nhiều

    Thời gian xác định lỗi

    Nhanh

    Chậm hơn

    Khả năng bị nghe lén

    Rất thấp

    Cao

    Độ tin cậy của đường cáp đến thuê bao

    Cao do tùy mô hình khách hàng có thể được kết nối theo dual-homing (có 2 đường truyền khác nhau), vòng tròn (ring) hay 2 kết nối

    Thấp, không có phương án 2 kết nối trên một PON

    Chi phí triển khai

    Cao do mỗi thuê bao là một sợi quang riêng

    Thấp vì sợi quang từ OLT sẽ được chia sẻ cho nhiều thuê bao qua bộ chia thụ động (passive splitter)

    Chi phí vận hành

    Cao các thiết bị như Access Node cần cấp nguồn và kích thước cũng lớn, yêu cầu không gian. Không gian cho cáp cũng cần nhiều.

    Thấp do OLT kích thước nhỏ và passive splitter không cần nguồn. Phục vụ khoảng 8000 thuê bao chỉ cần không gian của một tủ rack

    Chi phí nâng cấp

    Thấp, do đặc tính điểm đến điểm nên việc nâng cấp băng thông đơn giản, chẳng hạn chỉ cần thay thiết bị đầu cuối (CPE)

    Cao do một toàn bộ thuê bao trong một dây PON (từ OLT qua splitter đến người dùng) phải được nâng cấp.

    Như vậy có thể thấy, công nghệ AON và PON sở hữu những đặc điểm riêng. Cho nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các ưu khuyết điểm của PON và AON là gì để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Suốt quá trình đó người dùng cũng cần xem xét đến nhu cầu sử dụng thuê bao của bản thân.



    Bài viết cùng danh mục
    ChatGPT là gì? Hướng dẫn cách đăng ký và dùng phương tiện Chat GPT 100% miễn phí tại Việt Nam

    ChatGPT là một trong những từ khóa được tìm kiếm và quan tâm nhất hiện nay. Tuy nhiều người dùng đã tiếp xúc với công nghệ AI này. Nhưng vẫn còn một nhóm người chưa biết Chat GPT là gì cũng như tiềm năng và sức mạnh của công cụ này. Vậy cùngDangngocanh.vn tìm hiểu tất tần tật về công nghệ này dưới đây nhé!

    Xem thêm
    3 Cách đăng ký tài khoản Chat GPT, tạo tài khoản tại Việt Nam nhanh nhất

    Gần đây Chat GPT hiện đang rất hot trên thị trường thu hút được rất nhiều người dùng tìm kiếm trải nghiệm. Nhưng hiện tại thì Chat GPT chưa hỗ trợ đăng ký tại Việt Nam nên các thao tác sẽ phức tạp hơn một chút. Hãy cùng bài viết tìm hiểu qua cách đăng ký tài khoản Chat GPT đơn giản dưới đây nhé.

    Xem thêm
    Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bắt đầu từ đâu

    Công nghệ ngày nay đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Do đó, không chỉ các doanh nghiệp lớn mà chính phủ cũng đã cố gắng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số để bắt kịp với xu hướng của thời đại này. Tuy nhiên, chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lại khó khăn hơn nhiều bởi nhiều vấn đề như tài chính, kiến thức, công nghệ,…

    Xem thêm
    Vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số doanh nghiệp

    Không phải bất kỳ người lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng đủ kiến thức nền tảng về công nghệ để đảm bảo rằng quá trình chuyển đổi số diễn ra thành công.

    Xem thêm
    Thương mại điện tử trở thành xu hướng tất yếu

    Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đã trở thành động lực cho thương mại điện tử của thế giới cũng như Việt Nam trở nên ngày càng phát triển.

    Xem thêm
    Công nghệ Blockchain là gì?

    Công nghệ Blockchain – một công nghệ mới đang nổi trội và được đánh giá cao với sự xuất hiện của đa dạng ứng dụng, trong đó phải kể đến tiền ảo Bitcoin

    Xem thêm
    Doanh nghiệp và dự án của tôi
    Liên hệ ngay để nhận lịch tư vấn
    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong vòng 24h
    Liên hệ với tôi qua điện thoại hoặc email
    0913339986
    dangngocanh@vico.vn
    item
    item

    Đặng Ngọc Anh

    Chuyên gia nhân hiệu
    © Copyright by dangngocanh.vn. All rights reserved. Designed by Vicogroup.vn