Doanh nhân là gì? Làm sao để trở thành một doanh nhân thành đạt?

15/02/2024 - 193
Hình ảnh doanh nhân thường gắn với sự thành công, giàu có và chỉn chu, nhưng không phải ai cũng hiểu thực sự doanh nhân là gì cũng như những thách thức và khó khăn khi trở thành một chủ doanh nghiệp. Để trở thành một doanh nhân thành đạt, vận hành một công ty thành công đòi hỏi những “businessman” phải đánh đổi rất nhiều công sức và đôi khi cả sức khỏe và cuộc sống cá nhân. Hãy cùng Dangngocanh.vn tìm hiểu về doanh nhân – những người chủ doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC BÀI VIẾT

    Doanh nhân là gì?

    Doanh nhân là từ dùng để chỉ chung những chủ doanh nghiệp hoặc quản lý cấp cao nhất của một doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân (công ty ngoài quốc doanh). Họ có thể là Giám đốc, Phó Giám đốc, Giám đốc điều hành – CEO hay Chủ tịch Hội đồng quản trị, cổ đông chiến lược,… tùy theo mô hình hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Tựu chung lại, doanh nhân là những người nắm quyền quản trị, điều hành một công ty, quyết định chiến lược và tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

    Ai là doanh nhân?

    Doanh nhân có thể hoạt động trong các ngành công nghiệp khác nhau và quy mô kinh doanh khác nhau. Doanh nhân Việt Nam gồm 5 nhóm chính:

    • Những người điều hành, quản lý hoặc sở hữu các doanh nghiệp vừa và nhỏ; 
    • Những người quản lý, điều hành, làm nghiệp vụ kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước;
    • Những người quản lý, điều hành, làm nghiệp vụ kinh doanh cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 
    • Những người làm chủ trong các trang trại, hợp tác xã, cơ sở kinh tế phi nông nghiệp và các hộ gia đình nông dân hoạt động sản xuất kinh doanh có đăng ký thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
    • Những doanh nhân gốc Việt (mang quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước sở tại) điều hành, quản lý, sở hữu hoặc làm nghiệp vụ kinh doanh ở nước ngoài.

    Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong thế giới công nghiệp, do số lượng các công ty hiện có với ý tưởng kinh doanh tương tự xuất hiện dày đặc trên thị trường. Tuy nhiên, nếu những ý tưởng đủ táo bạo và giải quyết được những vấn đề hiện tại của xã hội, cơ hội thành công vẫn rất cao.

    Doanh nhân được xem là một từ cao quý và rất đẹp, nếu không có văn hóa, kiếm tiền mà làm hại người khác, lừa gạt nhằm trục lợi về phía mình thì đó không phải là doanh nhân. Nói một cách đơn giản, doanh nhân chỉ những người kiếm tiền bằng cách “mang lại” mà không “gây ra”.

    Doanh nhân là gì? Làm sao để trở thành một doanh nhân thành đạt? (ảnh minh họa)

    Vai trò và nhiệm vụ của doanh nhân trong nền kinh tế hiện đại

    Trước hết, một doanh nhân có nhiệm vụ điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thật tốt, tạo ra lợi nhuận, từ đó đóng góp vào khối lượng sản phẩm quốc nội.

    Về mặt vĩ mô, doanh nhân là người có đóng góp tích cực cho xã hội: Doanh nhân góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp ổn định an sinh xã hội và nâng cao mức sống của người dân, đóng thuế cho Nhà nước và các khoản đóng góp cho xã hội, thực hiện các công tác xã hội, trách nhiệm xã hội (CSR) cho cộng đồng như bảo vệ môi trường, thành lập quỹ bảo trợ,.. để mang tới thịnh vượng chung cho xã hội.

    Tại Việt Nam, ngày 13/10 hàng năm được chọn là ngày doanh nhân Việt Nam, nhằm khẳng định vai trò quan trọng của doanh nhân đối với nền kinh tế và xã hội.

    * Trong kinh tế

    Trong một nền kinh tế năng động như hiện nay, doanh nhân càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc phát triển và đưa kinh tế của Việt Nam sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

    Trong thời kỳ đổi mới, doanh nhân là lực lượng huy động các nguồn lực nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ cho xã hội, xuất khẩu ra nước ngoài. Đồng thời khởi tạo ra những ý tưởng, công nghệ và mô hình kinh doanh mới, tạo ra sự thay đổi lớn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của đất nước.

    * Trong xã hội

    Trong thời kỳ đổi mới, các doanh nhân đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình hình thành cơ cấu và quan hệ xã hội mới, những hệ giá trị, lối sống phù hợp với điều kiện công nghệ hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

    Họ là đội ngũ góp phần hình thành một lối sống tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, đương đầu với mọi khó khăn. Đồng thời tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các chính sách và bảo đảm an sinh xã hội.

    Doanh nhân còn có vai trò không nhỏ trong việc đóng thuế và nguồn lực tài chính của quốc gia. Bằng những sản phẩm chất lượng, kinh doanh minh bạch và lành mạnh, họ giúp thúc đẩy, xây dựng một xã hội đoàn kết, đồng thuận, công bằng, an sinh, văn minh.

    * Trong chính trị

    Một lực lượng doanh nhân Việt Nam hiện nay đang tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị, một số người trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, điều này góp phần quan trọng trong việc góp ý, phản biện, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

    Hầu hết những doanh nhân tham gia vào chính trị đều phát huy rất tốt kinh nghiệm, trí tuệ của mình trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm thương trường tạo ra những góc nhìn khách quan, những nhận định và lời khuyên có giá trị thực tế. 

    Có thể thấy rằng, trong tiến trình đổi mới, doanh nhân là một trong những lực lượng cơ bản tham gia vào công cuộc xây dựng, quyết định, thực hiện các chính sách phát triển xã hội.

    Doanh nhân là gì? Vai trò của doanh nhân trong nền kinh tế? (ảnh minh họa)

    Điều gì làm nên một doanh nhân thành đạt?

    Có khả năng lãnh đạo tốt

    Là một người điều hành doanh nghiệp, doanh nhân phải trau dồi khả năng lãnh đạo của mình từ quản lý công việc sản xuất, kinh doanh cho tới quản trị nhân sự và các hoạt động hành chính khác. Việc vận hành một doanh nghiệp đòi hỏi vị trí giám đốc phải có khả năng nắm được tình trạng hoạt động của mọi bộ phận, mọi khâu trong bộ máy, để từ đó kịp thời đưa ra những quyết sách chính xác

    Có tầm nhìn chiến lược sâu rộng

    Tầm nhìn là cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào muốn thành công trên thị trường. Nếu không có tầm nhìn lâu dài thì doanh nghiệp sẽ rất nhanh chóng bị tụt hậu và bị thị trường đào thải. Để có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh có tầm nhìn sâu rộng, một doanh nhân phải có kiến thức sâu rộng trong ngành hàng, lĩnh vực mình đang kinh doanh, có sự nhạy cảm và sắc bén khi quan sát, theo dõi thị trường. Từ đó có thể nhìn thấy và dự báo về những tiềm năng, cơ hội kinh doanh mới trước đối thủ, cũng như nhận ra rủi ro có thể gặp phải trong tương lai. 

    Những tố chất của doanh nhân là gì để trở thành doanh nhân thành đạt? (ảnh minh họa)

    Tự tin, không ngại thử thách, rủi ro trong kinh doanh 

    Để trở thành một doanh nhân thành đạt với những dự án thành công, lòng tự tin và không ngại thử thách là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi để dấn thân và nắm bắt những cơ hội tiềm năng rất cần đến sự tự tin, thậm chí là sự “liều lĩnh” đến từ người lãnh đạo dám nghĩ dám làm. Rủi ro, thử thách trong kinh doanh là điều không thể tránh, và doanh nhân thành công là người dám chấp nhận rủi ro có thể xảy đến để theo đuổi tiềm năng trong dự án, biến thử thách thành sức mạnh để mang về thắng lợi. 

    Doanh nhân Đặng Ngọc Anh đang trò chuyện cùng các Doanh nhân trong Cộng đồng Doanh nhân VCEO

    Đặc điểm của một người doanh nhân xuất sắc

    Có nhiều con đường để trở thành một người kinh doanh thành công, ngay cả khi bạn không có bằng cấp chính quy. Tuy nhiên, lộ trình phát triển của doanh nhân không hề đơn giản. Một doanh nhân cần tích lũy rất nhiều kiến thức: Kiến thức chuyên nghiệp về lĩnh vực kinh doanh, đôi khi doanh nhân cũng cần phải thành thạo kỹ năng thủ công của chính công việc đó, kiến thức về quản trị hệ thống, vận hành nhân sự,… kiến thức tài chính doanh nghiệp, cách quản trị dòng tiền doanh nghiệp,…

    Những kiến thức này không chỉ đến từ việc học ngành quản trị kinh doanh mà còn phải đến từ chính thực tế công việc và cuộc sống, do đó muốn trở thành doanh nhân cần trau dồi đi lên từ cấp bậc nhân viên từ các bộ phận kinh doanh, sản xuất, marketing,.. để thực sự nắm được từng bộ phận của doanh nghiệp và cách vận hành chúng.

    * Kỹ năng lãnh đạo

    Một trong những đặc điểm dễ thấy và cũng quan trọng nhất của một doanh nhân đó chính là kỹ năng lãnh đạo. Kỹ năng này giúp họ đảm bảo rằng, đội ngũ nhân viên sẽ tin tưởng vào các quyết định, chiến lược, tầm nhìn sứ mệnh của mình, từ đó hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao phó.

    Song đó, kỹ năng lãnh đạo cũng giúp doanh nhân đưa ra những quyết định quan trọng một cách nhanh chóng, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Là người chịu trách nhiệm cuối cùng về thành bại của doanh nghiệp, doanh nhân cũng cần biết nhìn nhận ra những cơ hội, thách thức phía trước để chớp lấy thời cơ, có kế hoạch dự phòng cho những rủi ro nhằm điều hướng tổ chức phát triển.

    * Kể những câu chuyện tuyệt vời

    Doanh nhân là những người có khả năng giao tiếp xuất sắc, họ biết kể những câu chuyện tuyệt vời để đạt được nhiều lợi thế trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay. Cùng với kỹ năng giao tiếp, doanh nhân có thể truyền tải những thông điệp, cảm hứng, tạo sự kết nối với người nghe, khiến cho thông điệp ấy trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

    Họ cũng có thể chia sẻ những câu chuyện về thử thách, thăng trầm, thất bại hoặc những thành công của mình, từ đó truyền cảm hứng, kinh nghiệm, bài học quý báu cho các thế hệ tiếp theo.

    * Dám "đánh liều"

    Doanh nhân phải là "những người liều lĩnh", họ cần học cách chấp nhận mọi rủi ro, thiệt hại thì mới tự mình trải nghiệm được những bài học quý giá, rút kinh nghiệm để điều khiển doanh nghiệp hướng tới thành công. Điều này bao gồm những rủi ro đã được tính toán trước.

    Nếu có đứng mãi trong vùng an toàn, doanh nhân sẽ không bao giờ đưa doanh nghiệp tranh đua trên thị trường, đặt biệt là một thị trường kinh doanh ngày càng bão hòa như hiện nay.

    * Sáng tạo, luôn đổi mới

    Một doanh nhân phải có tinh thần sáng tạo và linh hoạt đổi mới để đáp ứng những yêu cầu, kỳ vọng cao hơn của thị trường. Sáng tạo là khả năng xác định những cơ hội thông qua việc phát triển các ý tưởng mới và độc đáo, cũng như những giải pháp mới cho các vấn đề.

    Giữa một thị trường chuyển động liên tục và các đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường ngày càng đông như hiện nay, sáng tạo và đổi mới không chỉ là đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thị trường, mà còn là những “điểm sáng” giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.

    * Tự lực 

    Là doanh nhân, một người cần phải luôn tự thúc đẩy và tạo động lực cho bản thân. Trong kinh doanh, doanh nhân đôi lúc sẽ rất cô đơn vì những lựa chọn, quyết định của mình. Tinh thần tự lực cánh sinh giúp doanh nhân tạo ra nguồn động lực to lớn, đam mê say sưa với lý tưởng của mình và luôn duy trì một tư duy tích cực.

    * Đam mê

    Một niềm đam mê vô song với tổ chức, doanh nghiệp, những sản phẩm/ dịch vụ và đội ngũ nhân viên của mình giúp doanh nhân có nhiều nỗ lực hơn để tiến về phía trước. Khi đam mê với những gì mình làm, họ sẽ có một nguồn động lực tự nhiên để vượt qua khó khăn, biết tìm tòi học hỏi và phát triển.

    Trong một đoạn trích phát biểu của doanh nhân huyền thoại Steve Jobs trong một buổi lễ tốt nghiệp tại ĐH Stanford, ông từng nói: “Tôi hiểu ra rằng điều duy nhất khích lệ tôi tiếp tục chính là vì tôi yêu thích công việc tôi đang làm… Và chỉ có một cách để bạn làm việc tốt nhất là yêu thích những gì bạn làm…”.

    * Không đứng yên

    Bất kỳ doanh nhân thành công nào cũng đòi hỏi sự nhạy bén, nhanh nhẹn trong kinh doanh. Với khả năng học hỏi, thích ứng với các phương pháp, quy trình, công nghệ mới nhanh chóng có thể giúp doanh nhân đưa doanh nghiệp của mình phát triển và lớn mạnh hơn.

    Nhu cầu thị trường luôn năng động, cả thế giới kinh doanh liên tục chuyển biến, yêu cầu, kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn. Do đó, những gì đã hiệu quả trong vài năm trước, thậm chí là vài tháng trước có thể sẽ không còn hiệu quả ở thời điểm hiện tại và tương lai nữa.

    Mong rằng, thông qua việc tìm hiểu Doanh nhân là gì? Làm sao để trở thành một doanh nhân thành đạt? Bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm doanh nhân là gì, vai trò của doanh nhân đối với nền kinh tế cũng như lộ trình để trở thành một doanh thân thành đạt. Nếu bạn đang là chủ doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu về CỘNG ĐỒNG DOANH NHÂN VIỆT NAM VCEO để tham gia làm thành viên trong Cộng đồng doanh nhân để kết nối với hàng ngàn chủ doanh nghiệp uy tín trên toàn quốc.

    Doanh nhân sẽ thấy thương trường bớt cô đơn hơn khi bên cạnh có các chủ doanh nghiệp khác đồng hành, cùng nhau xây dựng cộng đồng doanh nhân Việt Nam VCEO lớn mạnh!

    Làm thế nào để trở thành doanh nhân?

    * Giáo dục

    Mặc dù bằng cấp hoặc các chương trình giáo dục đại học về kinh doanh vẫn chưa đủ để làm nên một doanh nhân thành đạt, nhưng có một nền tảng về giáo dục vẫn rất cần thiết, nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết để hiểu và vận hành các khía cạnh kinh doanh. Nền tảng giáo dục cung cấp kiến thức chuyên môn về quản lý, tài chính, Marketing, kế toán, các lĩnh vực liên quan.

    * Tìm thấy niềm đam mê

    Để trở thành doanh nhân, điều tiên quyết phải có đó là một niềm đam mê vô song. Chúng ta có nhiều khả năng để phát triển và thành công hơn nếu được làm những việc mà bản thân yêu thích. Đam mê tạo nên những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời và các doanh nhân có thể tìm thấy được một thị trường màu mỡ chưa được khai thác.

    * Lấy động lực làm nền tảng

    Tìm kiếm động lực bên trong với tư cách là một doanh nhân thành công. Đó là thứ thúc đẩy mỗi người hướng tới mục tiêu và tăng thêm niềm đam mê với lý tưởng của mình. Động lực bên trong cũng giúp xây dựng sự kiên trì và quyết tâm trong bản thân mỗi người, đảm bảo vượt qua những trở ngại và thách thức của tinh thần kinh doanh.

    * Lập kế hoạch

    Đừng bắt tay vào khởi nghiệp ngay khi xác định được niềm đam mê. Hãy xây dựng một kế hoạch chỉn chu trước khi mạo hiểm tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Một kế hoạch được cân nhắc kỹ lưỡng cho phép mỗi người làm quen với các khía cạnh quan trọng trong kinh doanh, bao gồm tài chính, tăng trưởng, nguồn lực,...

    Tạo một kế hoạch kinh doanh chi tiết giúp vạch ra chiến lược, mục tiêu, cần đảm bảo nó dễ hiểu và bao gồm mọi thứ cần thiết để bắt đầu cho công việc kinh doanh của mình.

    * Hãy hành động

    Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ cả về những kế hoạch, chiến lược và một tinh thần mạnh mẽ, hãy bắt tay vào thực hiện. Luôn cam kết với kế hoạch, thực hiện những thay đổi và cập nhật khi cần thiết.

    Hãy nhớ rằng, thành công không đến chỉ sau một đêm mà nó đòi hỏi một sự đầu tư bền vững. Ngoài ra, hãy tìm kiếm thêm động lực từ những người thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình, đồng thời tiếp tục phát triển bản thân để thúc đẩy sự tập trung và kiên trì của bản thân.

    Doanh nhân phải là những người giỏi kiếm tiền nhưng không làm hại đến ai, không lừa gạt ai, sản phẩm/ dịch vụ của họ phải mang lại giá trị cho người tiêu dùng, cộng đồng. Như Henry Ford - một doanh nhân người Mỹ có ảnh hưởng nhất mọi thời đại đã rút ra bài học dành cho những người kế nhiệm: "Một cuộc kinh doanh không mang lại gì cho xã hội mà chỉ kiếm được tiền là một cuộc kinh doanh tồi tệ".

    Dangngocanh.vn



    Bài viết cùng danh mục
    Tố chất của một doanh nhân thành đạt

    Hình ảnh của một số vị doanh nhân nổi tiếng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông không còn quá xa lạ. Đây đều là những người thành đạt trong sự nghiệp và có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội. Vậy doanh nhân là gì? Tố chất để trở thành một doanh nhân thành đạt bao gồm những gì? Hãy cùng Dangngocanh.vn tìm hiểu qua nội dung bài viết sau nhé.

    Xem thêm
    16 điều tuyệt vời khi trở thành doanh nhân

    Tự kinh doanh sẽ giúp bạn làm chủ tài chính, thoải mái về thời gian, không lo bị sa thải, luôn có những trải nghiệm mới mẻ và đảm bảo được tương lai cho con cái.

    Xem thêm
    10 Cách để trở thành doanh nhân thành đạt

    Muốn trở thành một doanh nhân thành đạt, đứng được trên đôi chân của mình cần phải có lòng can đảm, sự cương quyết và khả năng nhìn xa trông rộng. Không có một công thức nào cho thành công, tuy nhiên hầu hết các doanh nhân thành đạt đều đồng ý với 10 đặc tính sau đây:

    Xem thêm
    8 Phẩm chất của một doanh nhân khởi nghiệp thành công

    Như mọi nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều biết, khởi nghiệp có thể là một con đường đầy thử thách đòi hỏi một số bộ kỹ năng khác nhau. Cho dù bạn mới bắt đầu với công ty của riêng mình hay đang tìm cách cải thiện bản thân và công việc kinh doanh của mình, thì theo kinh nghiệm của tôi, có một số đặc điểm hoặc phẩm chất mà doanh nhân khởi nghiệp cần phải có để thành công.

    Xem thêm
    Sự tử tế - 3 chữ chứa đựng triết lý kinh doanh ngàn đời của người Nhật

    “Sự tử tế” – chỉ 3 từ ngắn gọn nhưng đấy là bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp Nhật khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục.

    Xem thêm
    Doanh nhân tâm sự ngày của mình: Xin đừng "ghét" người giàu...

    "Đừng thấy doanh nhân là nghĩ người giàu rồi "không ưa" họ. Nhiều lúc khiến doanh nhân muốn cống hiến cũng nản", một doanh nhân chia sẻ tâm tư trong ngày Doanh nhân 13/10.

    Xem thêm
    Company
    ĐẶNG NGỌC ANH VỚI
    DOANH NGHIỆP VÀ DỰ ÁN CỦA TÔI
    Cộng đồng doanh nhân Vceo Vico Group Khonhadat NFC CARD Học viện doanh nhân Vceo VICODO Dangngocanh Hội Phụ Nữ VN Sàn TMĐT VICO Áo dài VCEO

    DANG NGOC ANH
    dna

    “Đặng Ngọc Anh được nhiều người biết đến là nữ doanh nhân trẻ tiên phong khởi nghiệp từ năm 21 tuổi. Sáng lập ra công ty VICO năm 2007, là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực thiết kế phần mềm đa nền tảng tại Việt Nam. Đi lên từ chuyên môn trong lĩnh vực lập trình và phát triển phần mềm ứng dụng.”

    © Copyright by dangngocanh.vn. All rights reserved. Designed by Vicogroup.vn