Định vị thương hiệu với mô hình Brandkey bất hủ

30/05/2022 - 1276
Định vị thương hiệu có thể thấy là phát súng báo hiệu về sư hiện diện bứt phá của bạn trên đường đua thị trường.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

    Định vị thương hiệu là việc làm mà các doanh nghiệp nên cần để tâm. Là vị trí mà cá nhân hay tổ chức hiện diện trong tâm trí khách hàng, giúp phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Việc triển khai các chiến dịch Marketing cũng chính là đang thực thi định vị thương hiệu, giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt.

    Chắc hẳn khi xây dựng thương hiệu, chúng ta cũng đã nghe qua cụm từ định vị thương hiệu. Vậy định vị thương hiệu là như thế nào? Có vai trò ra sao đối với doanh nghiệp và khách hàng. Trong bài viết này, tôi sẽ đưa đến cho các bạn góc nhìn toàn cảnh về định vị thương hiệu đối với doanh nghiệp thông qua mô hình Brankey.

    I. Định vị thương hiệu là gì?

    Mô hình định vị thương hiệu Brandkey

    Định vị thương hiệu là vị trí cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trong nhận thức của khách hàng, giúp cho thương hiệu khác biệt với đối thủ cạnh  tranh. Nói cụ thể hơn thì là điều mà doanh nghiệp muốn người mua hàng liên tưởng tới khi đối diện với một sản phẩm hay dịch vụ. 

    Chung quy lại, nếu như bản thân chúng ta cần xây dựng nhân hiệu, để có chỗ đứng trong cộng đồng để được khẳng định bản thân thì thương hiệu cũng như thế. Thương hiệu cần được định vị để đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ của nhãn hiệu, đồng thời khẳng định sức liên quan của doanh nghiệp với thương hiệu.

    II. Mô hình Brandkey có vai trò như thế nào trong việc định vị thương hiệu

    • Định hướng phát triển

    Một thương hiệu mạnh phát triển bền vững luôn chỉ có một giá trị cốt lõi duy nhất, các hoạt động của doanh nghiệp đều được xuất phát từ cốt lõi này. Mô hình Brandkey xuất hiện giúp doanh nghiệp định hướng và xác định được con đường mà thương hiệu sẽ theo về lâu về dài. Bộ phận Marketing cần làm đó là liên tục cập nhập tin tức, thông tin, nhìn xa về tiềm năng của thương hiệu từ đó quyết định đi theo hướng nào.

    Xem thêm>>: Marketing là gì? Những điều cần biết về Marketing từ A đến Z

    • Sự nhất quán

    Sự nhất quán trong thương hiệu là điều vô cùng quan trọng, giúp mọi người nhận ra thương hiệu đó trên thị trường dù có sự thay đổi về sản phẩm. Áp dụng mô hình Brandkey sẽ giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu một cách chuyên nghiệp, thương hiệu có sự đồng điệu nhất quán với nhau.

    • Sự tập trung

    Phát triển thương hiệu đã khó, việc tập trung vào giữ  gìn bản sắc thương hiệu lại càng không hề dễ dàng với bất kể thương hiệu nào. Không phải ý tưởng phát triển nào tốt cũng có thể phù hợp với thương hiệu của bạn. Hãy lấy bản sắc thương hiệu làm cốt lõi mà chúng ta hướng đến, từ có sẽ có những thay đổi phù hợp với giá trị mà doanh nghiệp đang theo đuổi.

    • Truyền cảm hứng

    Sử dụng mô hình Brandkey sẽ mang tới những gợi ý chân thực tạo động lực cho các marketers trong việc định vị phát triển thương hiệu.

    III. 9 yếu tố tạo nên mô hình định vị thương hiệu Brandkey 

    Như đã chia sẻ ở trên, mô hình định vị thương hiệu Brandkey tương đối phổ biến với những người làm truyền thông hay Brand Name. Mô hình này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vì sao các hoạt động thực thi thương hiệu, kích hoạt nhãn hiệu lại được thực hiện như vậy. Làm sao để khiến thương hiêu trở nên độc nhất, nổi bật. Để tạo nên một mô hình Brandkey hoàn chỉnh thì cần có 9 yếu tố bao gồm:

    1. Root Strength (Điểm mạnh cốt lõi)

    Định vị thương hiệu với mô hình Brandlkey

    Đây chính là là giá trị lợi ích lớn nhất  về chất lượng của thương hiệu đưa tới cho người mua hàng của mình, cũng có thể được xem như là một lời khẳng định đến từ phía doanh nghiệp đưa ra. Thường những thương hiệu hiệu lâu đời, uy tín sẽ thể hiện Root Strength rất rõ ràng.

    2. Competitive Environment (Môi trường cạnh tranh)

    Định vị thương hiệu với mô hình Brandlkey

    Doanh nghiệp cần hiểu rõ về thị trường: Tiềm năng phát triển, đối thủ cạnh tranh là ai, những sản phẩm tiềm năng có nguy cơ thay thế. Để có thể phân tích sâu hơn về môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp cần nắm vững kiến thức về mô hình STP trong định vị thương hiệu, từ đó sẽ có những chiến lược cụ thể về phân khúc thị trường, mục tiêu hướng đến trong tương lai.

    3. Target (Đối tượng mục tiêu)

    Cần phải biết được đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, độ tuổi nào, thói quen, sở thích, nguyện vọng của khách hàng là gì? Việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp chúng ta lựa chọn những cách thức truyền thông sao cho phù hợp với đối tượng đấy.

    Định vị thương hiệu với mô hình Brandlkey

    Có điều điều mà rất dễ gây nhầm lẫn đó là việc xác định khách hàng mục tiêu ở một khoảng quá lớn, điều này không có giúp bạn tiếp cận với nhiều khách hàng cùng một lúc mà việc triển khai các chiến dịch cũng không có hiệu quả. Hãy phân  bổ các tệp khách hàng mục tiêu nhỏ hơn để định hình được rõ những chiến lược markerting cho từng nhóm đối tượng đấy.

    4. Insight khách hàng (Khách hàng mong đợi điều gì)

    Điều doanh nghiệp cần làm đó chính là thấu hiểu khách hàng cần gì, muốn gì? Nhu cầu và mong muốn của khách hàng khi tìm tới một sản phẩm là gì?

    5. Benefit (Lợi ích)

    Đây là những giá trị về mặt lý tính và cảm tính của khách hàng về thương hiệu. Mục tiêu của việc định vị thương hiệu đó là mang tới những giá trị của thương hiệu vào tâm trí của khách hàng, thúc đẩy hành vi các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu mình.

    6. Value, Personality, different (Giá trị, niềm tin và tính cách thương hiệu)

    Hãy xây dựng một thương hiệu có giá trị, niềm tin và tính cách riêng của mình. Thông qua việc nghiên cứu các nhóm khách hàng mục tiêu, bạn cần phải xác định những gì khách hàng sẽ nhớ đến về thương hiệu của mình.

    7. Unique Selling Point (Điểm khác biệt của thương hiệu)

    Điểm khác biệt của thương hiệu cũng là lý do khách hàng quyết định mua sản phẩm của bạn. Khi đã xác định được USP rồi, việc xác định hướng phát triển sẽ bài bản hơn.

    Một ví dụ dễ thấy đó là, mì Omachi đang là một trong những loại mì được ưa dùng. Điểm nổi bật của thương hiệu đó là đây là sản phẩm đầu tiên làm sợi mì bằng khoai tây.

    8. Reason to believe (Lý do để khách hàng tin tưởng)

    Bạn đã làm như thế nào để khách hàng đặt sự tin cậy vào thương hiệu? Hãy trả lời câu hỏi này để đặt ra những thế mạnh của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

    9. Core Value (Giá trị cốt lõi)

    Rất nhiều người đã nhầm lẫn giữa giá tri cốt lõi và USP. Tuy nhiên 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Giá trị cốt lõi của thương hiệu chính là sự nhất quán, các hoạt động diễn ra bên trong doanh nghiệp đều xoay quanh giá trị cốt lõi này.

    Định vị thương hiệu với mô hình Brandlkey

    Đúc kết lại, mô hình Brankey đã được các chuyên gia nhãn hiệu trên toàn cầu xác nhận. 9 yếu tố trong mô hình tương đối hoàn chỉnh giúp doanh nghiệp tạo dựng nên định vị của một doanh nghiệp, và điều quan trọng nhất vẫn là Core Value.   

    Từ giá tri cốt lõi sẽ tạo nên các thành phần xung quanh, hoàn thiện và theo dõi xuyên suốt chính là nền tảng vững chắc cho chiến lược xây dựng và định vị thương hiệu sau này.

    IV. Thương hiệu Dove đã áp dụng mô hình Brankey như nào

    Định vị thương hiệu với mô hình Brandlkey

    Dove là thương hiệu không còn xa lạ với các chị em phụ nữ. Với đa dạng các mặt hàng từ các sản phẩm chăm sóc tóc, body, các sản phẩm vệ sinh,… Các chiến dịch gần đây của Dove đã thiết lập hình ảnh một brand thân cận và luôn thấu hiểu. Với chiến dịch về xà phòng tắm dưỡng ẩm, Dove đã áp dụng hình thức Brandkey để áp dụng vào chiến dịch như sau:

    • Thế mạnh cốt lõi

    Dove là thương hiệu với các sản phẩm như tắm gội, làm trắng da, vệ sinh an toàn với mọi người.

    • Môi trường cạnh tranh

    Các thương hiệu cạnh tranh với Dove gồm: Lux, Pears, Enchanteur

    • Đối tượng mục tiêu

    Đô tuổi từ 20 – 50, các sản phẩm này tương đối dễ dùng  bởi cần cấp độ ẩm cho da, không quá đặc biệt chuyên sâu cho đối tượng nào.

    • Insight

    “ Xà phòng dưỡng ẩm nhưng vẫn tạo cảm giác thoáng mát trên da”

    • Lợi ích đem lại

    Dưỡng ẩm cho da, đem đến làn da mềm mượt và lưu giữ mùi hương

    • Giá trị, niềm tin và tính cách thương hiệu

    Dove là lời khẳng định cho sự nữ tính, tự tin và hãy thoải mái thể hiện cá tính của mình. Khi sử dụng xà phòng cấp ẩm, Dove sẽ mang tới sự tự tin cho khách hàng.

    • Lý do để khách hàng tin tưởng

    + Chứa ¾ dưỡng chất làm ẩm

    + Được bác sỹ khuyên dùng

    + Đã được kiểm chứng bởi người tiêu dùng

    • Điểm khác biệt của thương hiệu

    Xà phòng tắm của Dove không làm khô da bởi có chứa ¾ thành phần dưỡng ẩm

    • Giá trị cốt lõi

    Khơi dậy sự tự tin của  khách hàng

    Xem thêm các bài viết về thương hiệu:

    7 loại hình thương hiệu phổ biến

    10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công



    Bài viết cùng danh mục
    Tại sao chủ doanh nghiệp nên xây dựng thương hiệu cá nhân?

    Hiện nay, xây dựng thương hiệu cá nhân cho chủ doanh nghiệp trở thành yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công cho Doanh nhân trong sự nghiệp cũng như cuộc sống. Vậy thương hiệu cá nhân của chủ doanh nghiệp là gì? Tại sao chủ doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cá nhân? Đặng Ngọc Anh sẽ chia sẻ trong bài viết dưới đây.

    Xem thêm
    Đặng Ngọc Anh: Hơn 16 năm qua, tôi đã thành công bằng cách bán hàng bằng thương hiệu cá nhân

    Bán hàng bằng thương hiệu cá nhân là một phương pháp kinh doanh phổ biến trong thời đại hiện nay. Đây là quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cá nhân của bạn để tạo lòng tin và sự tín nhiệm từ khách hàng.

    Xem thêm
    Không xây dựng thương hiệu chính là không có lợi nhuận lâu dài

    Các sản phẩm đều có vòng đời nhưng thương hiệu luôn tồn tại lâu dài hơn nhiều so với sản phẩm. Việc xây dựng thương hiệu là điều cần thiết cần phải làm.

    Xem thêm
    Mô hình tài sản thương hiệu Brand Equity và cách ứng dụng

    Mô hình tài sản thương hiệu Brand Quity giúp doanh nghiệp ứng dụng gia tăng thêm giá trị thương hiệu.

    Xem thêm
    7 loại hình thương hiệu phổ biến

     Lựa chọn loại hình thương hiệu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu tốt hơn, có góc nhìn đa chiều về thương hiệu.

    Xem thêm
    Xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ quyết định bạn là ai?

    Bạn biết không, để đạt được thành công thì tài năng thôi chưa đủ. Buộc bạn phải có năng lực, thương hiệu cá nhân để có thể vượt qua được cái bóng bản thân

    Xem thêm
    Company
    ĐẶNG NGỌC ANH VỚI
    DOANH NGHIỆP VÀ DỰ ÁN CỦA TÔI
    Cộng đồng doanh nhân Vceo Vico Group Khonhadat NFC CARD Học viện doanh nhân Vceo VICODO Dangngocanh Hội Phụ Nữ VN Sàn TMĐT VICO Áo dài VCEO

    DANG NGOC ANH
    dna

    “Đặng Ngọc Anh được nhiều người biết đến là nữ doanh nhân trẻ tiên phong khởi nghiệp từ năm 21 tuổi. Sáng lập ra công ty VICO năm 2007, là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực thiết kế phần mềm đa nền tảng tại Việt Nam. Đi lên từ chuyên môn trong lĩnh vực lập trình và phát triển phần mềm ứng dụng.”

    © Copyright by dangngocanh.vn. All rights reserved. Designed by Vicogroup.vn