Digital Marketing là gì? Những nền tảng Digital Marketing mạnh nhất

05/08/2021 - 546
Digital Marketing từ lâu đã trở thành một cụm từ quen thuộc với mọi người, đặc biệt là những ai học đam mê về lĩnh vực kinh tế. Nền tảng nào mạnh nhất?
MỤC LỤC BÀI VIẾT

    1. Digital Marketing là gì?

    1.1 Khái niệm

    Digital Marketing là các hoạt động nhằm quảng bá cho sản phẩm hoặc thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ. Những hoạt động này Marketing bằng công cụ và trên các nền tảng kỹ thuật số.

    Dễ hiểu hơn, Digital Marketing là các hoạt động tiếp thị sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet.

    Digital Marketing xoay quanh 3 yếu tố: Sử dụng các phương tiện kỹ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số và tương tác với khách hàng.

    1.2 Lịch sử hình thành

    Tưởng chừng Digital Marketing chỉ mới xuất hiện trên thế giới vào đầu những năm 2000 nhưng thực tế, đây chỉ là khoảng thời gian trở nên phổ biến, được mở rộng hơn nữa về phương tiện truyền thông.

    Vào năm 1896, Guglielmo Marconi đã nghiên cứu và chứng minh về truyền tín hiệu công cộng không dây, đây cũng chính là thời điểm mà Digital (kỹ thuật số) bắt đầu mở ra.

    2. Những ưu điểm của Digital Marketing

    2.1 Giúp tiết kiệm tối đa chi phí một cách hiệu quả nhất:

    Các doanh nghiệp khi thực hiện Digital Marketing sẽ không phải mất các khoản chi phí trong quá trình thuê mặt bằng hay bảo trì mà vẫn có thể thu hút, quảng bá sản phẩm hay dịch vụ của công ty đến với khách hàng.

    2.2 Hướng đến thị trường khách hàng tiềm năng:

    Khách hàng có thể tìm hiểu được thông tin, hình ảnh, giá cả và nguyên liệu của sản phẩm công ty dù khách hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Không những vậy, doanh nghiệp có thể thu thập được nhiều thông tin để dễ dàng định hình nhu cầu khách hàng.

    2.3 Xác định tính hiệu quả:

    Có thể dễ dàng đánh giá chính xác nhất các thông số về sự quan tâm của những khách hàng khi truy cập vào quảng cáo của doanh nghiệp.

    3. Các bước thực hiện Digital Marketing

    Bước 1: Xây dựng khách hàng

    Để có được kết quả tốt nhất mọi doanh nghiệp phải dựa trên những đặc tính, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Đây là bước đầu tiên và cũng được coi là quan trọng nhất trong các bước thực hiện Digital Marketing.

    Ở bước này, doanh nghiệp cần nghiên cứu, khảo sát và phỏng vấn đối tượng mục tiêu của mình qua việc thu thập thông tin định lượng và định tính để có những số liệu chính xác nhất.

    Bước 2: Xác định mục tiêu

    Muốn có một hướng đi đúng đắn, dễ dàng hơn thì việc xác định mục tiêu là điều cần phải có. Khi xác định mục tiêu rồi thì công ty mới có những định hướng cụ thể để phấn đấu đạt được kết quả như kỳ vọng.

    Bước 3: Định giá các kênh Digital Marketing

    Tiến hành xem xét các kênh hoặc tài sản có sẵn để đưa vào chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp. Xem xét các kênh có hiệu quả và tập trung vào những kênh đó để có thể tận dụng tối đa nhất.

    Bước 4: Kiểm tra và lên kế hoạch các phương tiện truyền thông

    Phương tiện truyền thông chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại khi sử dụng Digital Marketing. Một kế hoạch thật chi tiết về nội dung chắc chắn đem đến 50% sự thành công cho doanh nghiệp.

    Bước 5: Kiểm tra và lên kế hoạch cho Earned Media

    Ở bước này, cần kiểm kiểm tra Earned Media được khách hàng đánh giá cao. Sau đó, thông qua khả năng truy cập khách hàng trên trang, từ đó xếp hạng rồi tiến hành sắp xếp và lên kế hoạch một cách hợp lý.

    4. Sự khác nhau giữa Marketing Online và Digital Marketing

    5. Các công cụ hỗ trợ người làm Digital Marketing

    5.1 Công cụ hỗ trợ phân tích thị trường/đối thủ

    + Công cụ xếp hạng và phân tích traffic của website: Công cụ cho phép người dùng có thể xem được một website hiện đang có tình trạng traffic như thế nào, có bao nhiêu lượt truy cập.

    + Công cụ nghiên cứu quảng cáo Paid Search: Đây là công cụ giúp cho doanh nghiệp biết được hiện nay các thương hiệu chạy quảng cáo ở các từ khoá nào, nội dung quảng cáo là gì và hiệu quả ra sao.

    + Công cụ nghiên cứu quảng cáo display: Cho các doanh nghiệp biết được đối thủ hay các doanh nghiệp khác chạy quảng cáo trên các kênh quảng cáo nào, hình ảnh sử dụng cũng như vị trí và hiệu quả mà chiến dịch đó mang lại.

    + Công cụ nghiên cứu quảng cáo trên Facebook: Công cụ nghiên cứu quảng cáo trên Facebook cho biết được các doanh nghiệp khác hiện đang chạy quảng cáo gì trên Facebook, đang sử dụng nội dung quảng cáo và thiết kế nào.

    5.2 Công cụ hỗ trợ Social Marketing

    + Công cụ quản lý mạng xã hội: Quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội cùng lúc.

    + Công cụ theo dõi mạng xã hội: Biết được thương hiệu của mình được nhắc đến ở đâu, bởi ai trên các mạng xã hội, các diễn đàn, các website, blogs.

    5.3 Công cụ đo lường, phân tích và A/B testing

    + Công cụ đo lường, phân tích: Nghiên cứu tương tác của khách hàng trên website, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.

    + Công cụ A/B testing: Có thể dễ dàng tiến hành quy trình A/B testing để cải thiện conversion rate của website.

    5.4 Công cụ hỗ trợ cải thiện website

    Website là rất nhiều thứ, là bộ mặt của doanh nghiệp, là cánh cổng đón khách, là gian hàng trưng bày sản phẩm,…

    Để có một website tốt thì không chỉ đòi hỏi phải có thiết kế đẹp, nội dung hấp dẫn mà còn cần thiết phải ổn định và cung cấp cho người dùng những trải nghiệm thoải mái.

    5.5 Công cụ hỗ trợ công việc hằng ngày

    Một số công cụ hỗ trợ công việc hàng ngày mà người làm Digital Marketing phải biết như: Pablo – Buffer, Uplevo, Bitly,...

    5.6 Ứng dụng trên di động

    Một người làm Digital Marketing chúng ta cần phải tiếp cận với các thông tin nhanh chóng và có khả năng phản ứng nhanh mọi lúc mọi nơi cho mọi công việc.

    Cùng với sự phát triển của smartphone, ngày nay gần như ai cũng đang mang trên mình một chiếc máy tính thu nhỏ mang tên điện thoại di động. Các ứng dụng di động sau có thể là trợ thủ đắc lực giúp bạn giải quyết nhiều việc ngay cả khi không ngồi trước máy tính: Google Analytics, Facebook Pages Manager,...

    6. Những nền tảng Digital Marketing mạnh nhất

    6.1 Website

    Website là một trang thông tin có mục đích là để giới thiệu, cập nhật những thông tin về doanh nghiệp.

    Trên website sẽ đề cập những vấn đề như: Sản phẩm, hoạt động, tin tức, bí quyết,… nhằm phát triển thương hiệu. Từ những thông tin này, doanh nghiệp muốn hướng đến xây dựng website là để bán hàng.

    6.2 Email Marketing

    Khách hàng mục tiêu có đặc điểm thường xuyên sử dụng email, khi đó việc sử dụng phương thức này không thể bỏ qua khi Email Marketing rất dễ triển khai và với chi phí thấp.

     

    6.3 Social Media Marketing

    Làm tăng sự chú ý thông qua các trang mạng xã hội cũng như gia tăng nhận thức về thương hiệu đến với khách hàng.

    - Facebook Marketing

    Quảng bá sản phẩm dịch vụ thương hiệu của bạn đến khách hàng tiềm năng qua mạng Facebook.

    6.4 Content Marketing

    Tạo và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để thu hút và thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu.

    6.5 SMS Marketing

    Gửi thông điệp đến khách hàng thông qua hình thức gửi tin nhắn SMS. Từ đó, doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm đến khách hàng của mình.

    6.6 Influencer Marketing

    Mang thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng là điều mà Influencer Marketing làm được. Thay vì quảng cáo trực tiếp đến với một nhóm khách hàng, doanh nghiệp sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để làm điều đó.

    6.7 Zalo Marketing

    Chăm sóc khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới, tăng nhận diện thương hiệu,... là những thứ mà Zalo Marketing mang lại cho doanh nghiệp. Chính vì vậy đây cũng được coi là nền tảng mạnh nhất của Digital Marketing.

    6.8 Chatbot

    Khi sử dụng ChatBot, việc chăm sóc khách hàng được thực hiện tự động 24/7 một cách đơn giản. Thực tế, chatbot còn nhanh hơn cả con người trong việc đưa ra câu trả lời.

    Ngoài những nền tảng mạnh nhất được liệt kê ở trên, Digital Marketing còn có thêm rất nhiều nền tảng khác như Mobile Marketing, Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết), Video Marketing,...

    Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích về Digital Marketing. Cám ơn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp bạn ở những chủ đề sau.

    Dangngocanh.vn tổng hợp



    Bài viết cùng danh mục
    Tiết lộ 3 mẹo Influencer Marketing mà bạn không thể bỏ qua

    Mẹo và ý tưởng để tìm kiếm những người có sức ảnh hưởng phù hợp với doanh nghiệp của bạn, để có thể giúp ích cho việc tiếp thị và bán hàng cho doanh nghiệp

    Xem thêm
    Influencer marketing – nguyên liệu và công thức cho một chiếc bánh hoàn hảo

    Thách thức của hình thức tiếp thị này chính là việc không có một khuôn mẫu nhất định và việc sử dụng influencer sẽ khác nhau tùy chiến dịch của nhãn hàng.

    Xem thêm
    Influencer là gì? Cách trở thành một Influencer chuyên nghiệp

    Influencer là một thuật ngữ rất thường gặp, đặc biệt là khi nhắc đến ngành nghề Marketing - Tiếp thị. Vậy làm thế nào để trở thành một Infuencer ?

    Xem thêm
    9 đặc điểm cơ bản về marketing bạn nên biết

    Để thành công, các doanh nghiệp cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh.

    Xem thêm
    Marketing là gì? Những điều cần biết về Marketing từ A đến Z

    Nếu không trong ngành tiếp thị, kinh doanh thì chưa chắc hiểu về Marketing. Chỉ ai đã lăn lộn với công việc này mới hiểu rõ sự khốc liệt của ngành này.

    Xem thêm
    KOLs là gì? Yếu tố tạo nên thành công khi lựa chọn KOLs

    Với sự phát triển của kỷ nguyên số, sự xuất hiện của KOLs đã tạo nên những thay đổi tích cực và thành công trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

    Xem thêm
    Doanh nghiệp và dự án của tôi
    Liên hệ ngay để nhận lịch tư vấn
    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong vòng 24h
    Liên hệ với tôi qua điện thoại hoặc email
    0913339986
    dangngocanh@vico.vn
    item
    item

    Đặng Ngọc Anh

    Chuyên gia nhân hiệu
    © Copyright by dangngocanh.vn. All rights reserved. Designed by Vicogroup.vn